Tư vấn tuyển sinh 2020
Câu hỏi 1:
Ngành tự động hóa học những gì?
Trả lời:
- Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
- Có thể nói tự động hóa là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ngoài việc được học các khối kiến thức cơ bản và cơ sở ngành sẽ được học chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành gồm các kiến thức chính như sau:
+ Điều khiển robot
+ Điện tử - IoT công nghiệp
+ Mạng truyền thông trong công nghiệp để điều khiển, giám sát từ xa các hệ thống sản xuất.
+ Trí tuệ nhân tạo và điều khiển thông minh.
+ Điều khiển và tự động hóa trong các hệ thống điện.
Câu hỏi 2:
Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa khi ra trường như thế nào?
Trả lời:
- Tự động hóa có mặt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất hiện đại. Sinh viên ra trường có thể thiết kế, vận hành các dây chuyển sản xuất hiện đại, có sử dụng robot thông minh như: trong các nhà máy sản xuất thực phẩn, xi măng, lọc dầu, thép, ô tô…
- Có thể làm việc tại các công ty thuộc ngành điện với mục đích tự động hóa trong ngành điện. Ví dụ tự động hóa các trạm biến áp, điều khiển trong các nhà máy thủy điện, điện gió, điện mặt trời…
- Ngoài ra, nếu các bạn sinh viên có đam mê về kinh doanh, với lợi thế có kiến thức về kỹ thuật, ra trường các em có thể làm việc ở các vị trí tư vấn, kỹ sư bán hàng, hay quản lý kinh doanh các sản phẩm và công nghệ tự động hóa tại các tập đoàn lớn như SIEMENS, ABB, Shneider Electric…
Câu hỏi 3:
Năm nay ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa có tuyển chương trình truyền thống (đại trà) song song với chương trình CLC không? Cụ thể như thế nào?
Trả lời:
- Năm nay ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tuyển sinh 120 chỉ tiêu CLC và 60 chỉ tiêu cho chương trình truyền thống (đại trà) với 4 hình thức như thông báo của nhà trường. Riêng lớp truyền thống thì không có hình thức xét dựa trên kết quả thi ĐGNL.
- Thông tin chỉ tiêu chi tiết các em có thể xem thêm trên website tuyển sinh của nhà trường.
Câu hỏi 4:
Cơ hội du học đối với sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa sau khi ra trường như thế nào?
Trả lời:
- Do chương trình đào tạo được tăng cường tiếng Anh và thường xuyên được cải tiến, cập nhật nên các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng theo học ở các bậc học cao hơn. Hàng năm, có rất nhiều trường trong khu vực và trên thế giới có các suất học bổng dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Nếu sinh viên có kết quả học tập tốt thì cơ hội được chấp nhận cấp học bổng là khá cao.
- Hiện nay Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa có các mối quan hệ hợp tác với nhiều trường Đại học uy tín trên thế giới như các trường ở Pháp, Ý, Hàn Quốc, Đài Loan… Khoa tạo nhiều điều kiện để giới thiệu sinh viên trong việc nộp hồ sơ xin học bổng của các trường.
Câu hỏi 5:
Các nguồn hỗ trợ, học bổng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa như thế nào?
Trả lời:
Các em có các nguồn học bổng khuyến học như:
- Nguồn học bổng hằng năm của trường dành cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập, nguồn học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ.
- Ngoài ra còn có những học bổng dành riêng cho sinh viên Khoa Điện do các doanh nghiệp ngành điện, các công ty liên kết tài trợ, nguồn học bổng khuyến học của các cựu sinh viên khoa Điện.
Câu hỏi 6:
Ngành Kỹ thuật điện năm nay tuyển sinh bao nhiêu chỉ tiêu? Hình thức tuyển sinh như thế nào?
Trả lời:
- Ngành Kỹ thuật điện thuộc Khoa Điện năm nay tuyển sinh tổng cộng 180 chỉ tiêu trong đó có 120 chỉ tiêu cho chương trình đào tạo chất lượng cao và 60 chỉ tiêu cho chương trình đào tạo truyền thống. Cả hai chương trình đào tạo này đều là các chương trình đào tạo liên tục được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, gắn liền đào tạo với nhu cầu của xã hội, đồng thời tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, các em sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng đảm nhận được các vị trí công việc mà không phải mất nhiều thời gian để đào tạo thêm. Đặc biệt đối với chương trình chất lượng cao, các em sinh viên sẽ được học tăng cường thêm tiếng anh, được làm đồ án theo hình thức phối hợp với các doanh nghiệp, được ưu tiên hỗ trợ giới thiệu việc làm khi có kết quả học tập tốt, được học theo phương pháp dạy học theo dự án, được trang bị nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện đã được kiểm định và công nhận đạt các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng (AUN) mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á.
- Về hình thức tuyển sinh: Ngành Kỹ thuật điện có cả 4 hình thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng, xét kết quả học tập THPT (xét học bạ), xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức.
- Tham khảo thêm thông tin tuyển sinh 2020 tại trang Web: https://dien.dut.udn.vn
Câu hỏi 7:
Chính sách học bổng đối với sinh viên ngành Kỹ thuật điện như thế nào?
Trả lời:
- Đối với tất cả các ngành đào tạo, trường Đại học Bách khoa dành nguồn kinh phí khá lớn trích từ học phí để cấp học bổng cho sinh viên. Các em sinh viên có kết quả cao trong học tập sẽ được xét cấp học bổng của trường. Ngoài ra, Khoa Điện còn có quỹ khuyến học được tài trợ bởi các doanh nghiệp và cựu sinh viên. Hàng năm, trong dịp đón sinh viên khóa mới Khoa Điện trao tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập với kinh phí được trích từ quỹ khuyến học Khoa Điện.
Câu hỏi 8:
Sinh viên học ngành Kỹ thuật điện, sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở đâu?
Trả lời:
- Vì ngành Kỹ thuật điện là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, học ngành Kỹ thuật điện thì sau khi tốt nghiệp ra trường thì các em có khả năng làm việc ở rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp và công ty khác nhau ở các lĩnh vực có liên quan đến ngành điện. Các em có thể làm việc tại các nhà máy điện, công ty truyền tải điện, các công ty điện lực, các công ty tư vấn thiết kế điện. Các em có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hay là các tập đoàn, các công ty nước ngoài. Các em có thể làm việc ở các lĩnh vực như thiết kế chiếu sáng, thiết kế cung cấp điện cho các công trình, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, …
Câu hỏi 9:
Học ngành Kỹ thuật điện thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Trả lời:
- Ngành điện là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu về tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Kỹ thuật điện là rất lớn. Hầu hết các em học ngành Kỹ thuật điện đều có được việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là các em có học lực từ khá trở lên. Hàng năm có rất nhiều công ty doanh nghiệp trực tiếp về tuyển sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Điện, ngay sau khi các em vừa hoàn thành chương trình. Khoa Điện tạo điều kiện để các em tiếp cận được các nguồn thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, giới thiệu các sinh viên có học lực khá giỏi cho doanh nghiệp để tuyển dụng. Các em sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp, nhiều em được làm đồ án tốt nghiệp với các đề tài xuất phát từ thực tế của doanh nghiệp nên sau khi tốt nghiệp có thể được doanh nghiệp tuyển dụng để làm việc.
Câu 10:
Học phí của CLC và Đại trà năm nay như thế nào?
Trả lời: