Bộ môn tự động hóa

Bộ môn Tự động hóa tiền thân là một bộ phận của bộ môn Phát dẫn điện - Điện khí hóa, được thành lập từ những ngày đầu thành lập Khoa Điện (năm 1975). Năm 1988, Bộ môn phát dẫn điện - Điện khí hoá được tách thành hai Bộ môn: Bộ môn Hệ thống điện và Bộ môn Tự động hoá - đo lường. Đến năm 2004, Bộ môn đổi tên thành Tự động hóa (TĐH). Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bộ môn đã có được một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, nhiều cán bộ trẻ là Tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Úc, Thái Lan, Tiệp Khắc (cũ), Hàn Quốc. Lực lượng cán bộ được đào tạo bài bản đã đem về cho Bộ môn những tư tưởng khoa học mới, những lĩnh vực nghiên cứu mới, giúp Bộ môn, Khoa tiến gần hơn với sự phát triển của thế giới, tạo nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi nghiên cứu không chỉ với các trường bạn mà còn với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Điện. Cho đến  năm 2015, Bộ môn đã có 1 Phó Giáo sư, 13 Tiến sỹ, 2 Thạc sỹ, 1 Kĩ sư và 2 Nghiên cứu sinh. Hiện nay, Bộ môn có nhiệm vụ tham gia đào tạo các cấp từ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa và ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước.

            Với nhiệm vụ là đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có chất lượng cao, được trang bị cơ sở lý thuyết vững vàng, am hiểu thực tế, có khả năng giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ Bộ môn TĐH đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và chương trình đào tạo, hướng tới không những dạy sinh viên kiến thức mà còn dạy cả cách học. Cho đến nay Bộ môn TĐH cùng với các bộ môn khác trong Khoa đào tạo được hàng ngàn Kỹ sư, Thạc sỹ và họ đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đã và đang khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của đất nước.

Ngoài ra bộ môn còn đóng vai trò nòng cốt trong việc tham gia đào tạo cho các chương trình tiên tiến hợp tác với các trường đại học danh tiếng của nước ngoài, gồm có chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV) ngành Tin học công nghiệp và chương trình tiên tiến ngành Hệ thống nhúng (Embedded System) hợp tác với trường đại học Portland – PSU (Hoa Kỳ).

Cùng với Khoa Điện, Bộ môn Tự động hóa tham gia đào tạo Thạc sỹ ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa từ năm 2006 và cho đến nay đã được hơn 10 khóa đã tốt nghiệp. Từ năm 2012, Bộ môn chính thức tham gia đào tạo Tiến sỹ, ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Hiện nay có 6 nghiên cứu sinh đang được đào tạo. Hiện nay, Bộ môn đang xây dựng chương trình đào tạo Thạc sỹ ứng dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội, đưa KHCN vào sản xuất.

Bên cạnh đó, các thầy cô trong Bộ môn cũng không ngừng hoàn thiện về chuyên môn, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ qua các dự án hợp tác với các doanh nghiệp hoặc các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong bối cảnh đẩy mạnh hòa nhập với thế giới, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác chuyển giao công nghệ, Bộ môn TĐH với sức trẻ luôn mong muốn hợp tác với các bạn cựu sinh viên trong các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành của trung ương và địa phương, và cả trong các công ty, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất nhằm mở ra phương hướng nghiên cứu mới thật thiết thực cho yêu cầu xã hội, những sản phẩm mới cho lĩnh vực tự động hoá và điều khiển tại mảnh đất miền Trung - Tây nguyên thân yêu của chúng ta.

Giảng dạy các môn học

* Công suất lớn:

  • Điện tử công suất             -   MP và MHH hệ thống điều khiển
  • Trang bị điện công nghiệp -   Truyền động điện

* Đo lường-Điện tử

  • Kỹ thuật đo lường             -   Đo lường và ĐK từ xa
  • Kỹ thuật xung số -   Mạch điện tử tương tự và số
  • Vi xử lý và vi điều khiển             -   Mạng SCADA công nghiệp
  • Hệ thống điều khiển thời gian thực

* Điều khiển

  • Lý thuyết điều khiển tự động             -   Điều khiển logic
  • Điều khiển số             -   Robot công nghiệp
  • Giao tiếp và ghép nối thiết bị ngoại vi
  • Điều khiển quá trình

 

Hướng nghiên cứu :

  • Các hệ thống điều khiển truyền động điện hiện đại và thông minh
  • Các hệ thống điều khiển tự động thông minh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
  • Mạng truyền thông công nghiệp
  • Nhận dạng hệ thống
  • Điều khiển thích nghi bền vững
  • Các hệ điều khiển DSP và điều khiển phân tán DCS
  • Điều khiển robốt công nghiệp
  • Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống điều tốc, kích từ, các bộ biến đổi bán dẫn công suất và hệ thống nạp ắc-quy trong các nhà máy thuỷ điện.
  • Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống điều khiển, hệ thống mạng công nghiệp SCADA cho các nhà máy sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, xăng dầu, truyền tải, v.v...
  • Ứng dụng khoa học vào chăm sóc sức khỏe điện tử (E-Health)
  • Ứng dụng Robot trong sản xuất ô-tô. Trong hướng nghiên cứu này, các cán bộ trong bộ môn đã tham gia và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đã và đang được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất khung sàn xe ben tại nhà máy ô tô Trường Hải, Chu Lai.

Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực chuyên môn, các thầy cô trong Bộ môn đã lập nhóm nghiên cứu giảng dạy (TRT) có tên Control Engineering Automation (CEA) để liên kết và phối hợp các hướng nghiên cứu, đẩy mạnh phong trào dạy đi đôi với nghiên cứu khoa học trong bộ môn.

Thông tin liên hệ

Khoa Điện - Trường Đại học Bách khoa

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng - Q. Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng
  • Phòng:  Phòng A208
  • Điện thoại: 0236.3842738
  • Email: khoadien@dut.udn.vn

Lượt truy cập

3829846
Hôm nay
Hôm qua
Trong tháng
Tất cả
10854
20048
306373
3829846
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…