khoadien
① Tên công ty :Công ty TNHH SENDAITECH Việt Nam.
Địa chỉ: Lô số 19. KCN Điện Nam-Điện Ngọc, Thị Xã Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
Nhân dịp đón sinh viên khóa mới 2017-2018, Khoa Điện kết hợp với một số doanh nghiệp và cựu sinh viên trao một số suất học bổng “Sinh viên Khoa Điện vượt khó học giỏi” nhằm mục đích động viên, khuyến khích các sinh viên Khoa Điện có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập.
Các quy định xét trao học bổng bao gồm:
1. Đối tượng: Sinh viên hệ chính quy, đang theo học tại Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có hoàn cảnh gia đình khó khăn;
- Học lực từ khá trở lên (đạt điểm trung bình từ 7,0 trở lên) trong năm học 2016-2017 (riêng sinh viên năm 1 phải có kết quả thi đại học đạt từ 27 điểm trở lên, không xét điểm cộng ưu tiên).
2. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin học bổng (sinh viên tự viết đơn bằng tay, ghi rõ hoàn cảnh gia đình, bố mẹ, anh chị em, nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình);
- Giấy chứng nhận gia đình khó khăn;
- Bảng điểm năm học 2016-2017;
- Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động hoặc đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế (nếu có);
- Giấy chứng nhận đạt giải nghiên cứu khoa học (nếu có).
Lưu ý: Tất cả các giấy chứng nhận, bảng điểm chỉ cần photo, không cần công chứng.
3. Trình tự xét tuyển:
- Sinh viên đủ điều kiện dự tuyển nộp đầy đủ hồ sơ tại Văn Phòng Khoa Điện (Cô Thảo) và đồng thời gởi bản scan hoặc file ảnh đến địa chỉ email thuthao@dut.udn.vn đến hết ngày 30/9/2016. Tiều đề của hồ sơ học bổng <Họ và tên_Lớp>
- Khoa Điện sẽ trao học bổng vào đêm giao lưu văn nghệ đón sinh viên Khoa Điện khóa mới.
4. Điều kiện nhận học bổng cho năm học sau:
Tất cả các em sinh viên được nhận học bổng phải có báo cáo kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2017-2018 và thư cảm ơn (viết tay) gửi doanh nghiệp hoặc cựu sinh viên trao tặng học bổng. Nếu em nào không có, Khoa sẽ không xét học bổng cho năm học sau.
Thời gian nộp: cuối học kỳ 1 năm học 2017-2018
Địa chỉ: Trung tâm Thí nghiệm Điện, khu nhà I, trường Đại học Bách Khoa, 54 Nguyễn Lương Bằng, Tp. Đà Nẵng
PLC là gì?
PLC (Programmable Logic Controller) được xem như một máy tính công nghiệp, và là trái tim của một hệ thống tự động hóa. Nó hoạt động theo nguyên tắc liên tục quét và theo dõi trạng thái của các thiết bị đầu vào (tập các sensor) để quyết định trạng thái của các thiết bị đầu ra (tập các actuator) dựa trên một chương trình điều khiển do người sử dụng cung cấp (user program). Việc upload/download chương trình điều khiển được thực một cách dễ dàng. Việc tái nạp lại chương trình điều khiển cho PLC có thể đạt đến 50.000 lần.
Ưu điểm lớn nhất của một hệ thống PLC là được thiết kế theo dạng mô đun hóa. Bạn có thể trộn và kết hợp các mô đun đầu vào/đầu ra, mô đun chức năng, mô đun truyền thông cho phù hợp nhất với ứng dụng của bạn. Ngoài ra, PLC rất linh hoạt trong việc thu thập và truyền thông dữ liệu. Điều này cho phép việc kết hợp của vài hệ thống PLC có thể điều khiển và kiểm soát toàn diện một hệ thống lớn. Việc hiệu chỉnh hoặc nâng cấp công nghệ rất thuận tiện nhờ vào khả năng thay đổi linh hoạt chương trình điều khiển và cấu hình phần cứng.
Mục tiêu của khóa học
Khóa học này được thiết kế để cung cấp (cho người mới tiếp cận lần đầu tiên hoặc đã sử dụng PLC) những kiến thức và kỹ năng về việc lựa chọn, kết nối mạch điện, lập trình và tích hợp các hệ thống PLC thuộc hệ thống Tự động hóa nhà máy (Factory Automation - FA) của Tập đoàn Mitshubishi Electric Nhật Bản. Sau khóa học, học viên có thể làm chủ về quá trình phân tích một hệ thống công nghệ, lựa chọn phần cứng tối ưu, thiết kế mạch điện, thuật toán và chương trình điều khiển, thi công và đưa vào vận hành một hệ thống điều khiển thực.
Nội dung của khóa học
Trong phạm vi của khóa học này, chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung chính sau đây:
- Tổng quan về cấp độ, chủng loại, khả năng ứng dụng, độ tin cậy, giá thành đầu tư,... về hệ thống PLC của một số hãng cung cấp giải pháp tự động hóa tích hợp toàn diện nổi tiếng trên thế giới.
- Bộ điều khiển khả trình FXCPU và QCPU (cấu tạo, nguyên lý làm việc, truy xuất bộ nhớ, khả năng của bộ điều khiển, kết nối với cảm biến và cơ cấu chấp hành theo cấu hình NPN và PNP, mô đun tín hiệu vào/ra tương tự và chuẩn tín hiệu), phương pháp lập trình điều khiển công nghiệp (cách tổ chức chương trình, ngôn ngữ lập trình theo tiêu chuẩn IEC 61131-3, cú pháp - toán hạng - giới hạn của lệnh).
- Sử dụng thành thạo phần mềm cho việc cấu hình hệ thống và lập trình điều khiển, mô phỏng offline, online, upload và download chương trình cấu hình và điều khiển.
- Cũng cố và cung cấp những kiến thức nền tảng để người học có thể phân tích được các bộ phận chính (sensors & actuators) cấu thành nên một hệ thống điều khiển; hoặc triển khai từ ý tưởng đến thiết kế, thi công và đưa vào vận hành một hệ thống tự động hóa. Phân tích nguyên lý máy làm cơ sở để đưa ra giải thuật để tạo ra một chương trình điều khiển hoàn thiện.
- Phân tích, tổng hợp và thiết kế tối ưu được: chương trình điều khiển bằng ngôn ngữ LAD hoặc STL cho những hệ thống có tính chất ngẫu nhiên; chương trình điều khiển có thể sử dụng linh hoạt ngôn ngữ LAD, STL hoặc SFC cho những hệ thống tự động hóa có tính chất tuần tự. Dự đoán trước được những lỗi có thể xảy ra trong suốt quá trình vận hành và đề xuất thuật toán và chương trình khắc phục lỗi. Phân tích được một hệ thống điều khiển quá trình được điều khiển bởi PLC.
- Quản lý, cài đặt, chỉnh định và khai thác một cách hiệu quả đồng hồ thời gian thực vào các ứng dụng thực tế.
- Ngoài ra, khóa học còn cung cấp cho học hiên những kỹ thuật xử lý ngắt phục vụ cho việc điều khiển các bộ biến đổi công suất, điều khiển vòng kín PID, đếm tốc độ cao bằng encoder; nguyên lý, cài đặt tham số, vận hành và điều khiển biến tần sử dụng digital/analog output của PLC; đánh giá được tính năng thời gian thực của hệ thống điều khiển đối với chương trình đã được thiết kế; những kiến thức về lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo trì hệ thống.
Học phí và thời gian dự kiến của khóa học
- Học phí 1,300,000đ/học viên; lớp học tối thiểu 18 học viên;
- Thời gian: 48h trong 4 tuần gồm: 45h học lý thuyết, thực hành và 3h thi kết thúc khóa học;
- Học vào [tối thứ 2, 4, 6] hoặc [tối thứ 3, 5, 7] hoặc [sáng thứ 7, chiều thứ 7, sáng CN];
- Trong đó: sáng 7h30 -11h00, chiều 13h30 - 17h00, tối 18h00 - 21h30.
Thời gian khai giảng: dự kiến vào ngày 18/9/2017
Những thông tin bổ sung
- HV được đào tạo bởi những Giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa của khoa Điện - trường Đại học Bách Khoa.
- HV được thực hành trên phần cứng/phần mềm đầy đủ và toàn diện của hãng Mitsubishi. Ngoài ra, HV còn được cung cấp miễn phí bộ phần mềm có licence để lập trình và mô phỏng cho tất cả các cấp độ PLC thuộc hệ thống FA.
- Sau khi tốt nghiệp, HV được cấp chứng chỉ bởi trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
Cơ sở vật chất và một vài hoạt động của lớp học:
Liên hệ Ms. Thảo để ghi danh và tư vấn thêm
- Phòng A208, khu A, Trường Đại học Bách Khoa
- Điện thoại: 0934 97 43 43 hoặc 0236 3732 310
- Học viên điền đầy đủ thông tin cần thiết vào file đính kèm và gửi về email thuthao@dut.udn.vn