khoadien
Ngày 09/01/2021, Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa có buổi tham quan và làm việc tại Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Dẫn đầu đoàn công tác có PGS. TS Lê Tiến Dũng - Trưởng Khoa Điện, PGS. TS Lê Đình Dương - Phó trưởng Khoa Điện, TS. Võ Quang Sơn - Phó trưởng Khoa Điện, cùng các cán bộ, giảng viên đang công tác tại Khoa. Về phía Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất có Ông. Hoàng Ngọc Phượng - Trưởng phòng Thiết bị điện, Ông. Lưu Thanh Tùng - Trưởng phòng Nhân sự, Ông. Nguyễn Trọng Luân - Phó giám đốc Nhà máy Cán thép QSP cùng các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Công ty.
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất được thành lập tháng 2/2017, vốn điều lệ 30.000 tỷ đồng và là chủ đầu tư xây dựng, vận hành Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là dự án chiến lược quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo vị thế nhà sản xuất thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á cho Tập đoàn Hòa Phát. Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, được thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và sản phẩm dẹt là thép cuộn cán nóng.
Phát biểu buổi làm việc, Ông. Hoàng Ngọc Phượng - Trưởng phòng Thiết bị điện Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, lãnh đạo Công ty hiểu rằng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách và then chốt để đẩy mạnh sự phát triển của Công ty. Công ty sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa trong việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong thời gian đến, hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ông. Hoàng Ngọc Phượng - Trưởng phòng Thiết bị điện Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất phát biểu
Cũng tại buổi làm việc, PGS. Lê Tiến Dũng - Trưởng Khoa Điện cho biết, đây được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình hợp tác lâu dài giữa Khoa Điện và Công ty CP Hòa Phát Dung Quất. Sự kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp là một hướng đi cần thiết để gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu của xã hội, giải quyết “đầu ra” cho giáo dục đào tạo và “đầu vào” nhân sự đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp. PGS. Lê Tiến Dũng mong muốn, thông qua buổi làm việc này, Công ty sẽ có nhiều hỗ trợ nhiều hơn cho Khoa Điện trong các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, học bổng sinh viên... PGS. Lê Tiến Dũng cảm ơn sự hỗ trợ trong thời gian vừa qua cũng như sự tiếp đón nồng hậu quý Công ty dành cho đoàn công tác Khoa Điện.
PGS. TS Lê Tiến Dũng – Trưởng Khoa Điện, Đại học Bách khoa phát biểu
Kết thúc buổi làm việc, hai bên thống nhất tiếp tục thảo luận các hướng hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, hỗ trợ sinh viên, tham gia các chương trình hội thảo khoa học của nhau... Trong thời gian đến, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất tiếp tục tạo các điều kiện tốt nhất cho sinh viên Khoa Điện trong việc thực tập, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Sau buổi họp, đoàn công tác của Khoa Điên đã đi tham quan tìm hiểu các công nghệ hiện đại của dây chuyền sản xuất thép thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Công ty CP Thép Hòa Phát áp dụng công nghệ lò cao khép kín tương tự mô hình đã triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương, nhưng ưu việt hơn, thiết bị hiện đại hơn được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất than coke bằng công nghệ dập coke khô, thu hồi hoàn toàn nhiệt và khí thải, tận dụng triệt để sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Toàn bộ nguồn nước sản xuất cũng được sử dụng tuần hoàn, không xả ra môi trường.
Hình ảnh Cán bộ Khoa Điện tham quan tìm hiểu các công nghệ hiện đại của dây chuyền sản xuất thép thuộc Tập đoàn Hòa Phát
Nguồn: Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN
Chương trình Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Du học Nước ngoài của Tập đoàn Vingroup (gọi tắt là ‘Chương trình Học bổng’) có mục tiêu tìm kiếm các tài năng người Việt để bồi dưỡng, phát triển thành những nhân tài có khả năng dẫn dắt sự phát triển KHCN của Việt Nam trong tương lai. Chương trình Học bổng được quản lý và vận hành bởi Trường Đại học VinUni.Chương trình Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Du học Nước ngoài của Tập đoàn Vingroup (gọi tắt là ‘Chương trình Học bổng’) có mục tiêu tìm kiếm các tài năng người Việt để bồi dưỡng, phát triển thành những nhân tài có khả năng dẫn dắt sự phát triển KHCN của Việt Nam trong tương lai. Chương trình Học bổng được quản lý và vận hành bởi Trường Đại học VinUni.
Theo đó, trong vòng 11 năm từ năm 2019, Tập đoàn Vingroup sẽ tài trợ mỗi năm tối đa 100 suất học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ để tài năng Việt Nam theo học những chuyên ngành trọng điểm tại các cơ sở đào tạo xuất sắc ở các quốc gia có nền KHCN phát triển hàng đầu trên thế giới.
Sau hai mùa tuyển chọn, đến nay Chương trình Học bổng đã trao các suất học bổng toàn phần cho hơn 70 sinh viên Việt Nam xuất sắc. Các sinh viên hiện đang theo học bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ trong các ngành KHCN tại các trường ĐH hàng đầu thế giới như ĐH Oxford, ĐH Cornell, ĐH Pennsylvania, ĐH Johns Hopkins, ĐH Michigan, ĐH Công nghệ Nanyang (NTU), ĐH Melbourne, v.v.
Năm học 2021/22 và 2022/23, Chương trình Học bổng tiếp tục mở hồ sơ cho các ứng viên nộp đơn theo một trong hai quy trình sau:
Quy trình 1: Dành cho các ứng viên đã có thư mời nhập học vào một chương trình Thạc sĩ/Tiến sĩ trong năm học 2021/22 thuộc danh sách ngành học hoặc lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm và từ các trường thuộc danh sách các Trường Đại học Mục tiêu của Chương trình Học bổng.
Quy trình 2: Dành cho các ứng viên chưa được nhận vào một chương trình bậc Thạc sĩ/Tiến sĩ ở các Trường Đại học Mục tiêu và chọn nộp đơn xin Học bổng trước khi nộp hồ sơ xin nhập học ở các trường cho năm học 2022/23.Cũng nằm trong khuôn khổ của Chương trình Học bổng, năm 2021 Vingroup sẽ tiếp tục cấp tối đa 10 suất học bổng Thạc sĩ toàn phần về Mật mã và An toàn thông tin (CRYPTIS) tại Trường Đại học Limoges, Cộng hòa Pháp.
THÔNG TIN CHI TIẾT XEM TẠI: https://scholarships.vinuni.edu.vn/masters-ph-d-scholarship-program/?fbclid=IwAR2yulgYuK4bCAIExFqUpgWzLiasv0Zf7Sq7X5wZituNwqmBoDs0d5IViH8
Ngày 26-12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Sáng kiến vì cộng đồng - lần thứ ba (2019-2020). Cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng" nằm trong Chương trình sáng kiến vì cộng đồng do Tạp chí Cộng Sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chứcNgày 26-12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Sáng kiến vì cộng đồng - lần thứ ba (2019-2020). Cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng" nằm trong Chương trình sáng kiến vì cộng đồng do Tạp chí Cộng Sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chứcTại cuộc thi này, các nghiên cứu sinh, cựu sinh viên, cựu học viên cao học của Khoa Điện đang công tác tại EVN đã đạt được những thành tích đáng tự hào, cụ thể các sáng kiến đạt giải:
- 01 Giải nhất: Sáng kiến "Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối thông minh thành phố Đà Nẵng" của nhóm tác giả Ths. Võ Văn Phương- Phó trưởng phòng Điều độ, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng & ThS. Lê Văn Phú - Phó phụ trách phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cùng các thành viên ThS. Nguyễn Hoàng Nhân và ThS. Lê Hoài Sơn.
- 01 giải ba: Sáng kiến "Ứng dụng hệ thống SCADA nhằm tối ưu hóa công tác quản lý vận hành lưới điện trên nền bản đồ địa lý" của tác giả Hoàng Đăng Nam -Trưởng phòng điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cùng các thành viên Hoàng Đức Quang Sáng, Nguyễn Hoàng Nhân và Trương Tùng Châu.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt (bìa trái) và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh (bìa phải) trao thưởng cho tác giả giải Nhất
Các kết quả đạt được khẳng định chất lượng đào tạo của Khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng lđáp ứng được với nhu cầu xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0.
Nguồn: Khoa Điện, ĐHBK, ĐHĐN
Vào lúc 07h30 ngày 16/12/2020, Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Điện năm 2020 đã được diễn ra tại Trung tâm Học liệu và Truyền thông, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
Tham dự Hội nghị, đại diện trường Đại học Bách Khoa có TS. Tào Quang Bảng - Trưởng phòng Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế. Về phía doanh nghiệp, đại diện của Tổng công ty Điện lực Miền Trung có Ông Nguyễn Phi Lộc - Ban kỹ thuật Tổng công ty; đại diện Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng có Ông Hoàng Đăng Nam - Trưởng phòng Điều độ; đại diện Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất - Tập đoàn Hòa Phát có Ông Lưu Thanh Tùng - Trưởng phòng Nhân sự; đại diện Công ty ViFaTech có Ông Dương Hồng Phúc - Giám đốc Công ty ViFaTech; đại diện Công ty TNHH PREMO VIETNAM có Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển; đại diện Công ty cổ phần EPC điện mặt trời Việt Nam có Ông Đoàn Văn Long - Giám đốc Công ty. Về phía Khoa Điện có GS.TS. Lê Kim Hùng; TS. Trần Tấn Vinh; PGS.TS. Lê Tiến Dũng - Trưởng Khoa Điện; PGS.TS. Lê Đình Dương - Phó trưởng Khoa Điện; TS. Võ Quang Sơn - Phó trưởng Khoa Điện, Trưởng bộ môn Điện công nghiệp; TS. Giáp Quang Huy - Trưởng bộ môn Tự động hóa; TS. Trịnh Trung Hiếu - Trưởng bộ môn Hệ thống điện; cùng quý Thầy Cô giảng viên và các em sinh viên Khoa Điện.
Sinh viên Khoa Điện tham gia Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học
Đại diện nhà Trường và các doanh nghiệp đến tham gia Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học
PGS.TS. Lê Tiến Dũng - Trưởng Khoa Điện phát biểu khai mạc Hội nghị
Hội nghị năm nay có 30 để tài tham gia đến từ các em sinh viên Khoa Điện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa và các đồng hướng dẫn là cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp. Với số lượng đề tài nhiều và chất lượng hơn mọi năm; các mô hình và thiết bị được đầu tư kỹ lưỡng; các báo cáo được chuẩn bị chu đáo, Hội nghị đã thật sự tạo ra một diễn đàn học thuật có chất lượng cao cho các bạn sinh viên thõa mãn đam mê NCKH.
Các poster báo cáo tại Hội nghị
Các sản phẩm mô hình báo cáo tại hội nghị
Thông qua Hội nghị, BTC đã chọn ra 8 đề tài đạt giải, cụ thể như sau:
- Giải nhất: Để tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo công nghệ tự động hoá trạm biến áp 110kV có xét đến IoT" - SVTH : Phan Ngọc Lắc (16TĐH), Lê Văn Cườm (16TĐH) - GVHD: PGS.TS. Lê Tiến Dũng
- Giải nhì: Đề tài "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý phòng LAB" - SVTH : Phan Ben (18TDH1), Phan Trọng Hữu (18TDH1) - GVHD: TS. Ngô Đình Thanh
- Giải ba: Đề tài "Nghiên cứu phương pháp nâng cao hiệu suất tấm pin trên cánh đồng pin năng lượng mặt trời" - SVTH : Phan Tấn Tâm (16D1), Mai Đăng Thịnh (16D1), Trần Tiến (16D1), Nay Biêu (16D2) - GVHD: TS. Phan Văn Hiền
- Giải khuyến khích: Đề tài "Xây dựng module Tự động hóa lưới điện phân phối (DAS) trên nền tảng hệ thống MicroSCADA SYS600 của ABB tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế" - SVTH : Nguyễn Duy Viễn (16TĐH), Trần Văn Phương Nam (16TĐH) - GVHD: PGS.TS. Lê Tiến Dũng
- Giải khuyến khích: Đề tài "Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy điện Khánh Sơn vào lưới điện quốc gia" - SVTH : Lê Khoa Nam (17D1), Nguyễn Văn Kiệp (17D1), Phan Quốc Thiên (17D1) - GVHD: TS. Lê Hồng Lâm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu, Ông Hoàng Đăng Nam
- Giải khuyến khích: Đề tài "Hệ thống điều hướng pin năng lượng mặt trời theo thời gian thực" - SVTH : Nguyễn Thành Trung (16DCLC), Nguyễn Thế Sức (16D1), Đặng Phúc Tình (16D2), Ngô Hồng Thịnh (17D2) - GVHD: TS. Võ Quang Sơn, ThS. Trần Anh Tuấn
- Giải công nghệ: Đề tài "Xây dựng mô hình, phần mềm điều khiển và quản lý sản xuất từ xa ứng dụng IoT" - SVTH : Phạm Viết Sơn (16TDHCLC), Võ Ngọc Huy (16TDHCLC) - GVHD: TS. Giáp Quang Huy
- Giải ý tưởng: Đề tài "Giảm thiểu sự mất cân bằng điện áp 3 pha trong lưới phân phối dựa vào hệ thống năng lượng mặt trời áp mái" - SVTH : Hoàng Văn Minh Kỳ (16D1) - GVHD: TS. Lê Hồng Lâm, ThS. Nguyễn Bình Nam.
Trao giải cho các nhóm sinh viên đạt giải
Hội nghị đã diễn ra vô cùng thành công tốt đẹp. Khoa Điện chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của nhà trường, Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Phòng Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế, quý Doanh nghiệp, quý Thầy Cô và tất cả các em sinh viên, nghiên cứu viên đã tham dự và mang lại một Hội nghị đầy ý nghĩa.
PGS.TS. Lê Tiến Dũng tặng hoa cảm ơn quý Doanh nghiệp đã hợp tác và hỗ trợ khoa trong các công tác NCKH
Tổng kết Hội nghị
Nguồn: Khoa Điện